Đăng nhập
Học và dạy tiếng Anh có gì khác trong thời đại công nghệ?
Tin tức - Hoạt động

Học và dạy tiếng Anh có gì khác trong thời đại công nghệ?

Phương pháp dạy tiếng Anh (English language teaching – ELT) thì luôn phát triển và hoàn thiện, nhất là cùng với sự tiến bộ của công nghệ. Nhưng điều gì mới có tác động lớn nhất lên cách dạy của giáo viên ngoại ngữ trong thời gian qua? Dưới đây là top 10 được tổng hợp bởi cô Chia Suan Chong từ buổi live-stream ELTons awards (ELTons là giải thưởng quốc tế duy nhất công nhận và tôn vinh sự sáng tạo trong giảng dạy tiếng Anh (ELT)) diễn ra vào ngày 2 tháng 6 năm 2016.

 

1. Nền tảng công nghệ

Khi nói về sự cải tiến, chúng ta thường nghĩ đến internet, những mạng xã hội online như Facebook hoặc Edmodo (Edmodo là một mạng xã hội giáo dục được kết nối với hơn 63 triệu thành viên là giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh trên toàn thế giới. Sử dụng. Edmodo giúp cho hoạt động dạy và học; quản lý lớp học trở nên Linh động – Tiện lợi – Tiết kiệm – Bảo mật) tạo ra một môi trường online an toàn cho giáo viên, phụ huynh và học sinh có sự kết nối, trong đó phổ biến nhất là giáo viên.

Các phương tiện đám mây như Google Docs cũng trở nên rất quan trọng. Như giáo viên Tyson Seburn chia sẻ “là nơi tôi lưu trữ rất nhiều tài liệu cá nhân và các bài viết hợp tác với sinh viên…”

Danh sách các công cụ kỹ thuật số luôn ngày một lớn và phát triển. Ví dụ như Digital Video – một công cụ đa phương tiện được xây dựng bởi Nik Peachey (được đề cử cho giải ELTons) có thể giúp các giáo viên chủ động điều khiển được sự phức tạp, đôi khi là quá tải của các nguồn phương tiện điện tử, tạo ra các các hoạt động, bài học và các khóa học từ các phương tiện này.

2. Kho dữ liệu online

Corpus là 1 dữ liệu tập hợp các văn bản, ngôn ngữ đã được số hoá. Ví dụ về corpus như “tuyển tập các tác phẩm của Nam Cao”, hay “tuyển tập ca từ của Trịnh Công Sơn”, …– việc sử dụng Corpus trong học ngoại ngữ có thể hiểu là học từ ngữ bằng cách phân tích hình thái từ (từ, cụm từ, từ loại, v.v) – thường chỉ là đặc quyền dành cho những người biên soạn từ điển (lexicographers). Nhưng với phần lớn các thông tin hiện nay đều public, và hầu hết là miễn phí, giáo viên có thể tiếp cận với thông tin  thoải mái mà không còn phải “sợ” khi bị học sinh hỏi về sự khác biệt giữa “trouble” và “problem”. Mà không chỉ có lợi cho mỗi giáo viên. Ví dụ như để tìm hiểu xem mọi người thường sử dụng “sleepwalked” hay “sleptwalk” nhiều hơn, các bạn học sinh có thể chỉ cần search trên Google.

3. Phát triển bản thân thông qua của các cộng đồng online

Sự xuất hiện của internet và sự phát triển của social media giúp các giáo viên tiếng Anh trên toàn thế giới có thể gặp gỡ và tạo ra những cộng đồng dành riêng cho họ thông qua Twitter hay các ELT bloggingchẳng hạn, mở ra một mạng lưới tập thể giúp đưa ra các lời khuyên, ủng hộ, ý kiến, v.v. Các thành viên đóng góp thời gian, idea và contact cũng nhận lại được rất nhiều lợi ích trở lại.

4. Sử dụng smartphone và các thiết bị khác.

Sự phát triển của công nghệ dành cho mobile và sự phổ biến của smartphone đã tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận internet thường xuyên hơn cũng như việc ra đời hàng loạt các app. Những người đang học ngoại ngữ được hưởng lợi rất nhiều từ các app như WIBBU English: The Game, và các podcast như Luke’s English Podcast – Learn British English with Luke Thompson– cả 2 đều trong danh sách đề cử của ELTons award về hạng mục đổi mới công nghệ.

Giáo viên cũng có thể tham khảo và củng cố kiến thức, kỹ năng của mình bằng cách nghe các podcast như The TEFL Commute hoặc tham gia cùng với 50,000 giáo viên từ hơn 200 quốc gia để xem các hội thảo hay các video lưu trữ về các buổi thảo luận, diễn thuyết bởi các giáo viên TEFL trên EFL Talks. Cả 2 đều được đề cử cho giải ELTons về hạng mục đổi mới về nguồn dữ liệu cho giáo viên.

Nếu cả giáo viên và học sinh đều nhận được nhiều điều bổ ích từ các thiết bị điện thoại, điện tử của họ, tại sao nó lại bị cấm trong các lớp học? Có vẻ như việc khuyến khích học sinh, sinh viên mang các thiết bị điện tử của họ đến lớp đang trở thành một sự thay đổi lớn trong việc thực hành dạy và học ngoại ngữ.

Đối với giáo viên Ceri Jones, các công cụ như WhatsApp và Padlet giúp cho cô xây dựng được những kênh giao tiếp vượt ra ngoài phạm vi lớp học. Cô nói: “Tôi thường xuyên không có đủ các thiết bị kết nối để các em sử dụng internet trong lớp, vì vậy việc học sinh sử dụng thiết bị riêng là rất tiện lợi – có nghĩa là các em có thể ghi âm các bài giảng vào nguồn của mình và chúng tôi có thể check lại sau giờ học…”

5. Giao tiếp online

Khả năng giao tiếp online với mọi người ngoài phạm vi lớp học thông qua Skype và các thiết bị tương tự tạo cho học sinh khả năng gặp gỡ và tương tác với nhau bằng tiếng Anh. Điều này tạo cơ hội và động lực cho các em học ngoại ngữ tốt hơn cũng như thực hành được nhiều hơn.

Đối với giáo viên, nói chuyện face-to-face với học sinh trực tuyến đã mở ra một thị trường mới cho các lớp học online.

6. Tài liệu trực tuyến

Một trong những lợi ích lớn nhất của internet dành cho những người học ngoại ngữ là sự phát triển và hiện diện rộng rãi của các nguồn tài liệu trực tuyến. Như David Deubelbeiss chỉ ra, điều đó giúp giáo viên “truyền tải thông điệp mà học sinh muốn nghe”. Chúng ta có thể tiếp cận các tin tức hàng ngày, xem các trending video trên Youtube, đọc các tips mới nhất từ TripAdvisor….và còn vô vàn các khả năng khác.

Nhưng cùng với sự hiện hữu của hàng loạt nội dung, chọn được nguồn tài liệu đáng tin cậy là rất quan trọng cho việc học mang lại hiệu quả cao. Keynote của National Geographic Learning, sử dụng TED Talks để phát triển một cách tiếp cận sư phạm đối với việc học ngoại ngữ, trong khi Language Learning with Digital Video (Cambridge University Press) lại chú trọng cách giáo viên có thể sử dụng những tài liệu online và video Youtube để tạo ra những bài học hiệu quả. Cả 2 nguồn trên đều được đề cử cho giải ELTons năm nay.

7. Máy chiếu

Máy chiếu bắt đầu xuất hiện trong các lớp học vào những năm đầu của thế kỷ này và nay trở thành công cụ dạy học không thể thiếu ở nhiều nơi trên thế giới cũng như Việt Nam. Nó cho phép chúng ta lưu trữ và in ra bài giảng, điều khiển bài giảng, thực hành các bài nghe, sử dụng màn hình để thuyết trình slide, truy cập mạng, v.v.

Nhưng không có nghĩa là máy chiếu sẽ tự động giúp cho trải nghiệm học tập tốt hơn. Thay vào đó, trừ khi giáo viên sử dụng chúng một cách thuần thục để hoàn thành việc dạy và học của mình, nó có thể là một sự xao nhãng lớn.

Như giáo viên David Dodgson giải thích, một vài người tin rằng chỉ cần đứng trước một chiếc máy chiếu đã là hội nhập với việc giáo dục công nghệ một cách hiệu quả. “It’s not”.

8. Dogme

Phương pháp dạy học Dogme là cách dạy khuyến khích giáo viên thay vì sử dụng các giáo trình được soạn sẵn, sẽ tập trung vào việc đối thoại giữa giáo viên và học sinh. Đối với những giáo viên như Matthew Noble, việc phát hiện và áp dụng Dogme là rất “phấn khởi” khi có thể tránh khỏi sự nhàm chán của sách giáo khoa mà thay bằng các cuộc hội thoại giữa người học và giáo viên. Dogme báo hiệu sự bắt đầu của một phương pháp phù hợp cho tất cả mọi người.

Với nhiều giáo viên, việc“gỡ bỏ” này thể hiện sự mới mẻ trong nhìn nhận nội dung bài học, và cơ hội để thoát khỏi cách dạy khép kín cũng như tạo nhiều cơ hội, thời gian cho học sinh thực sự tạo ra ngôn ngữ theo cách của mình.

9. Học sinh tham gia vào cách giảng dạy.

Vài thập kỷ qua, cách dạy học đã chuyển dần từ “lấy giáo viên là tâm điểm” sang “tập trung vào học sinh”. Xu hướng này tăng dần đều trong những năm gần đây với sự phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng thông tin trên internet. Trong nhiều mặt, điều này đã thay đổi vai trò của giáo viên từ một người chuyển giao kiến thức trở thành người tư vấn, hướng dẫn, huấn luyện viên và/hoặc điều phối viên.

Một ví dụ điển hình là “giáo trình đàm phán” trong giảng dạy tiếng Anh (là một thuật ngữ có nghĩa là nội dung của một khóa học, đặc biệt là vấn đề của cuộc thảo luận và đàm phán giữa giáo viên và học sinh sẽ được thực hiện theo những mong muốn và nhu cầu của người học, kết hợp với chuyên môn, án và tư vấn của giáo viên). Trước đó, các giáo viên tiếng anh thường tiến hành phân tích thành phần lớp học trước khi thiết kế chương trình bài giảng. Nhưng họ nhận ra rằng chẳng có điểm chung nào giữa những học sinh trong lớp cả, và càng ngày, giáo viên sẽ càng liên kết sinh viên vào quyết định họ sẽ dạy gì trong lớp học.

Việc ELTons đề cử Connection E-textbook (một dự án của Zayed University ở UAE) – đã đưa điều này lên 1 tầm cao mới và tăng thêm sự can thiệp của học sinh vào việc thiết kế sách giáo khoa của họ, cho phép học sinh quyết định về việc bố trí nội dung và sự rõ ràng trong cấu trúc nhiệm vụ.

10. Dạy kỹ năng mềm và tư duy phản biện.

Tiếng Anh như là ngôn ngữ chung của thế giới, rất nhiều học sinh ngày nay học tiếng Anh để dễ dàng giao tiếp trong thế giới kinh doanh, thương mại, giáo dục và du lịch. Để học sinh trở thành những nhà giao tiếp tốt hơn, chúng ta có lẽ nên đi vượt lên những ngữ pháp, từ vựng và phát âm, mà giúp họ giao tiếp hiệu quả trong bối cảnh đa quốc gia.

Thêm một đề cử tại giải ELTons năm nay là Richmond Business Theories (Richmon ELT), bao gồm những nguồn online giúp cho giáo viên và học sinh học các kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình, quản lý thời gian và ra quyết định. Academic Presenting and Presentations (Levrai và Bolster) nói một cách chi tiết vào kỹ năng giao tiếp cần thết khi bạn cần thuyết trình ở trường đại học.

The Thinking Train (Helbling Languages) cũng là một đề cử khác của ELTons awards, chỉ ra cách giúp trẻ em phát triển khả năng tư duy phản biện, cái sẽ hỗ trợ chúng không chỉ trong việc học tiếng Anh mà là còn trong các mặt khác của cuộc sống.

Và có lẽ, chính khả năng suy nghĩ và phản ánh sẽ cho phép những giáo viên và học sinh – những người sẵn sàng đổi mới và khiến những đổi mới đó trở nên hiệu quả nhất cho người học. Sau tất cả, “It’s never the tool, but the user that makes the difference.”